139 Đốc Ngữ, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội
0898254392
xaydungthaiphat@gmail.com

Các Phương Pháp Tính Khối Lượng Bê Tông Cần Biết

Các Phương Pháp Tính Khối Lượng Bê Tông Cần Biết

cac-phuong-phap-tinh-khoi-luong-be-tong-can-biet

Cách tính khối lượng bê tông chuẩn nhất hiện nay. Kính mời quý vị độc giả cùng Thái Phát tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây:

Bê tông là gì, bạn đã biết về loại vật liệu này chưa?

Nguồn gốc của tên gọi bê tông được xuất phát từ tiếng Pháp – béton /betɔ̃/.

Bê tông thực tế là một loại đá nhân tạo. Loại vật liệu này được tạo ra bằng cách trộn các thành phần như sau: Cốt vật liệu thô; Cột vật liệu mịn; Chất kết dính,.. với các tỷ lệ nhất định. Các vật liệu thô (đá, sỏi,…) và cốt liệu mịn (đá xay, đá mạt, cát,…) được liên kết bằng các chất kết dính (nước, xi măng, nhựa đường,…). Khi đóng rắn, các thành phần trên kết tinh thành một khối đá cứng.

Một số loại bê tông phổ biến trong các công trình xây dựng hiện nay như: Bê tông Polyme; Bê tông nhựa; Bê tông Asphalt; Bê tông tươi và một số loại bê tông đặc biệt khác.

Bê tông thường được sử dụng nhiều trong các công trình xây dựng. Có thể kể đến như: Các công trình kiến trúc; Móng; Mặt lát của vỉa hè; Cầu và cầu vượt; Đường băng; Đường lộ; Gạch không nung (gạch block). Ngoài ra còn có thể kể đến: Các cấu trúc trong bãi đỗ xe; Đập; Hồ chứa/bể chứa nước; Ống cống; Chân cột cho các cổng, hàng rào, cột điện và thậm chí là thuyền. Các công trình kiến trúc có chất liệu từ bê tông nỏi

Một số công trình kiến trúc làm bằng bê tông nổi tiếng là: Burj Khalifa (tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới); Kênh đào Panama; Đập Hoover và đền Pantheon.

Xem thêm:   9 Cách diệt mối hiệu quả tại nhà

Tại sao phải biết cách tính khối lượng bê tông?

  • Khi nắm được cách tính khối lượng bê tông, các chủ thầu và kỹ sư công trình dễ dàng đo/dự toán được khối lượng bê tông cần dùng.
  • Dễ dàng kiểm tra được số lượng bê tông chênh lệch giữa dự toán đã phê duyệt và bản vẽ công trình.
  • Chủ đầu tư/Gia chủ có thể cân đối được ngân sách. Từ đó xác định được các loại vật liệu cần dùng cho công trình của mình.
  • Hiểu rõ cách tính khối lượng bê tông giúp việc xây dựng, quản lý của gia chủ/nhà thầu dễ dàng, minh bạch và tiết kiệm hơn.

II. Một số lưu ý khi tính khối lượng bê tông

2.1. Bóc tách bê tông không chia chiều cao công trình

Khi tiến hành bóc tách khối lượng Bê tông để lập dự toán cho dự án: Chiều cao được quy định trong Định mức do Viện kinh tế Bộ xây dựng xác nhận chính là chiều cao của công trình. Khi bóc tách, nếu chiều cao công trình ở mức nào thì tiến hành bóc các mã hiệu ứng với chiều cao đó.

Ví dụ: Tòa nhà có độ cao 17 tầng có chiều cao là 60m thì toàn bộ những mã hiệu công việc sẽ > 50m.

2.2. Phần cấu kiên của bê tông giao nhau tính ra sao và cần phải tính vào cấu kiện nào?

Chỗ giao giữa những cấu kiện bê tông chỉ được phép tính 1 (một) lần.

Ví dụ: Cột dao với Dầm thì khi tiến hành bóc Bê tông cột mà không trừ đi dao dầm thì khi bóc Bê tông Dầm cần phải trừ đi dao Cột hay ngược lại.

Xem thêm:   Những kinh nghiệm thi công công trình xây dựng đảm bảo bền, rẻ, đẹp

Phần giao nhau giữa những kết cấu được tính vào kết cấu bộ phận nào thì thực ra không có quy định. Việc bóc phần đó vào đâu phụ thuộc vào quyết định do người thực hiện đo bóc. Tuy nhiên người lập dự toán thường tính vào kết cấu nhanh và thuận lợi nhất.

Ví dụ: Bê tông của cột giá cao hơn Bê tông của dầm khoảng 150 ngìn /1m3; Nhưng Ván khuôn dầm lại cao hơn Ván của khuôn cột khoảng 15 nghìn/ 1m2). Tùy từng trường hợp cụ thể khác nhau để chúng ta quyết định trừ vào đâu cho có lợi nhất.

cac-phuong-phap-tinh-khoi-luong-be-tong-can-biet

III. Một số các phương pháp tính

3.1. Cách tính khối lượng bê tông cọc vuông bê tông cốt thép

Thường dùng trong những công trình xây dựng cho dân dụng khi cần phải xử lý nền đất.

Ví dụ: Công trình xây dựng cần phải dùng 62 cọc vuông BTCT có tiết diện là 200 x200 mm. Trong đó: Mỗi cọc có độ dài 12m chia làm 03 đoạn. Bao gồm: 01 đoạn Đ1 dài 4m và 02 đoạn Đ2 dài 4m.

3.2. Cách tính khối lượng bê tông sàn

Cách tính khối lượng bê tông sàn là lần lượt bóc tách khối lượng theo mỗi sàn của những tầng. Kể cả phần sàn mái và áp mái (nếu có). Sau đó tổng hợp lại theo nguyên tắc: Diện tích sàn x độ dày sàn tương ứng.

Theo kinh nghiệm khi tiến hành bóc bê tông sàn, để bóc nhanh chính xác được khối lượng chúng ta không được trừ đi dao dầm. Khi nào bóc dầm thì chiều cao của dầm sẽ trừ đi chiều dày sàn sau.

Xem thêm:   Xây nhà nên chọn loại gạch nào là tốt nhất?

3.3. Cách tính khối lượng bê tông cột

Theo kinh nghiệm, khối lượng bê tông cột sẽ tính chiều cao cột liên tục (không trừ đi dao dầm). Khi tính khối lượng Bê tông dầm sẽ trừ giao cột sau. Tính như vậy thì nhà thầu sẽ lợi về tiền hơn vì bê tông cột đắt tiền hơn bê tông dầm.

Trên đây là bài chia sẻ do Thái Phát tổng hợp trong quá trình làm dịch vụ tư vấn giám sát xây dựng. Trong trường hợp có đóng góp hoặc thảo luận thêm, quý vị vui lòng để lại bình luận phía bên dưới bài viết.

Hy vọng bài chia sẻ trên đây hữu ích đối với quý vị độc giả. Xem thêm các bài viết về kiến thức xây dựng khác tại đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *