139 Đốc Ngữ, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội
0898254392
xaydungthaiphat@gmail.com

Động Thổ Làm Nhà: Ý nghĩa và cách thực hiện

Động Thổ Làm Nhà: Ý nghĩa và cách thực hiện

động thổ làm nhà

Theo quan niệm của người xưa, khi gia chủ xây nhà trên đất có nghĩa là đang động chạm đến Thổ Địa, thần linh và các vị vong linh khác. Do đó, cần phải làm lễ cúng động thổ để cáo lễ và xin phép thần linh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cúng động thổ đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về lễ cúng động thổ làm nhà.

Cúng động thổ làm nhà là gì?

Cúng động thổ xây nhà là nghi lễ quan trọng trước khi khởi công xây dựng nhà mới. Với ý nghĩa thể hiện lòng thành, sự xin phép của gia chủ đối với thần linh ngự trên mảnh đất. Nhằm cầu cho quá trình thi công mọi sự tốt lành. Phù hộ gia đình yên ấm, mạnh khỏe, làm ăn phát tài, phát lộc.

hình 1

Nguồn gốc hình thành cúng động thổ làm nhà

Tương truyền lễ cúng động thổ có nguồn gốc từ Trung Quốc dưới thời Vua Hán Vũ Đế. Cụ thể, vào năm Mậu Thìn nhà Vua thấy đất nước chỉ có tục tế trời mà không có tế đất nên rất lấy làm lạ.

Vua liền triệu tập các quan thần trong triều đình để thảo luận làm lễ tế đất. Các văn võ bá quan sau khi thảo luận đã thống nhất với đề xuất và ý kiến của Vua Hán Vũ Đế. Lễ tế đất (tức lễ cúng động thổ ngày nay) ra đời từ đó. Và ngày mùng 3 Tết hàng năm được chọn làm ngày tiến hành lễ động thổ.

Ở Việt Nam do chịu ảnh hưởng của nền văn hóa nông nghiệp và tín ngưỡng Phật Giáo. Từ bao đời nay, lễ cúng động thổ đã trở thành nghi thức truyền thống. Không thể thiếu khi tiến hành xây dựng nhà mới.

Theo đó, trước khi khởi công xây dựng các gia chủ, nhà đầu tư đều tiến hành lễ cúng động thổ. Để xin phép Thổ thần, báo cáo sự thay đổi sắp tới ở mảnh đất. Mong các vị thần linh phù hộ cho quá trình thi công diễn ra thuận lợi.

Lễ vật cần chuẩn bị cho cúng động thổ làm nhà

Như đã biết, Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với nền văn hóa phong phú đa dạng. Cũng chính vì thế, mỗi vùng miền, mỗi khu vực, địa phương sẽ có những quan niệm khác nhau về cách chuẩn bị lễ vật cho lễ cúng động thổ xây nhà.

Xem thêm:   Nội thất Phong Cách Minimalism: Sự Tối Giản Tinh Tế trong Thiết Kế Nội Thất Hiện Đại

Dù vậy, khi cúng động thổ xây nhà, gia chủ vẫn phải đảm bảo các lễ vật chính sau:

01 con gà luộc (chọn gà trống tơ chân và mỏ vàng, mào đẹp đỏ).
01 bộ tam sên, gồm thịt luộc, tôm luộc, trứng luộc – bộ ba này lần lượt tượng trưng cho Thủy, Thổ, Thiên.
01 bộ quần áo Quan Thần Linh, mũ, hia tất cả màu đỏ, kiếm trắng.
01 chén muối.
01 chén gạo.
03 chén nước trà, 01 chén rượu.
01 đĩa ngũ quả.
01 bình hoa cúc.
02 cây đèn cầy.
01 đĩa xôi hoặc bánh chưng.
Nhang, bánh kẹo, tiền vàng mã

lễ vật cúng động thổ

Các bước tiến hành lễ cúng động thổ xây nhà

Để đảm bảo cho lễ cúng động thổ xây nhà diễn ra theo đúng chuẩn tâm linh. Gia chủ tiến hành sẽ các bước sau đây:

Chọn ngày giờ tổ chức lễ cúng động thổ xây nhà

Việc lựa chọn ngày giờ để tiến hành lễ cúng động thổ có vai trò vô cùng quan trọng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến vận mệnh và công việc làm ăn sau này của gia chủ. Vì vậy, trước khi tiến hành nghi lễ gia chủ nên nhờ các chuyên gia phong thủy. Để xem đâu là ngày, giờ tốt phù hợp với tuổi và mệnh của mình.

Đặc biệt, gia chủ làm lễ động thổ xây nhà cần tránh các ngày xấu sau: Hắc Đạo, Sát Chủ, Trùng phục,v.v.

Ngoài ra, khi xem tuổi xây nhà. Nếu gia chủ phạm phải hạn Tam Tai, Kim Lâu hay Hoang Ốc thì cũng không nên xây nhà trong năm đó. Trong trường hợp phải xây dựng nhà mới để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của gia đình thì gia chủ có thể mượn tuổi làm nhà. Tức là mượn tuổi của người khác để làm lễ cúng động thổ xây nhà.

Sắm đồ lễ cúng động thổ xây nhà

Sau khi chọn được ngày giờ tốt thì bước tiếp theo gia chủ cần chuẩn bị lễ vật cho buổi lễ. Ngoài những lễ vật chính đã nêu trên. Tùy thuộc vào phong tục tập quán của mỗi vùng miền, gia chủ có thể sắm thêm các đồ lễ vật khác cho phù hợp.

Xem thêm:   Báo giá thi công điện nước dân dụng

mâm cúng động thổ

Tiến hành nghi lễ cúng động thổ xây nhà và đọc bài văn khấn

Theo đó, vào ngày giờ tốt đã được chọn, gia chủ bày biện, bố trí tất cả lễ vật lên một cái mâm nhỏ. Để trên một cái bàn đặt ở vị trí cao ráo, thoáng mát của mảnh đất. Tiếp đến, thắp hai ngọn đèn và thắp bảy nén nhang đối với nam. Hoặc thắp chín nén nhang đối với nữ.

Sau đó cắm ba cây hương lên mâm cúng. Ba cây cắm cưới đất (đối với nữ) hoặc một cây (đối với nam). Gia chủ chỉnh sửa quần áo chỉnh tề, thắp nhang vái bốn phương, tám hướng rồi quay về phía mâm lễ và đọc bài văn khấn.

Đợi đến khi hương gần tàn thì gia chủ tiến hành đốt giấy vàng bạc, hóa tiền vàng và rải muối gạo. Sau khi rải muối gạo xong thì gia chủ sẽ thực hiện việc động thổ bằng cách tự tay cuốc mấy nhát vào chỗ sẽ đào móng nhà.

Lưu ý: Gia chủ giữ lại ba lọ nhỏ đựng muối – gạo – nước. Cất giữ để khi nhập trạch thì đem thờ Táo quân.

Trường hợp gia chủ không phải tự mình thi công làm nhà mà có đơn vị thi công thì sau khi chủ nhà cúng xong. Đơn vị thi công cũng vào thắp nhang cúng và khấn tương tự như chủ nhà. Ngoài ra đơn vị thi công có thể khấn thêm tổ nghề. Để quá trình thi công diễn ra suôn sẻ, thuận lợi.

Bài cúng động thổ xây nhà

văn khấn động thổ
Một số lưu ý khi cúng động thổ xây nhà

Lễ cúng động thổ là một nghi thức mang ý nghĩa tâm linh vô cùng sâu sắc. Do đó, khi cúng động thổ xây nhà, gia chủ cần đặc biệt lưu ý như sau:

Thứ nhất: Những người tham gia nghi lễ trang phục phải đoan chính, chỉnh tề. Không mặc váy ngắn quá đầu gối, áo ba lỗ khi cúng lễ.

Thứ hai: Gia chủ cần phải lựa chọn ngày đẹp, tháng tốt, giờ hoàng đạo để tiến hành lễ động thổ.

Thứ ba: Khi tiến hành cúng động thổ thì những người không hợp tuổi trong gia đình nên tạm thời lánh mặt. Đặc biệt là gia chủ trong trường hợp mượn tuổi làm nhà. Thì phải lánh xa mảnh đất từ 50m trở lên cho đến khi lễ cúng kết thúc mới được trở về.

Xem thêm:   Tư vấn thiết kế và thi công cải tạo nhà vườn, biệt thự

Thứ tư: Mâm lễ cúng động thổ phải đặt ở vị trí cao, khô ráo của mảnh đất. Tránh đặt ở dưới gốc cây cổ thụ to. Bởi đó là những âm khí rất mạnh, không tốt cho việc cúng lễ.

Thứ năm: Không lựa chọn người phạm vào hạn Tam Tai, Hoang Ốc hoặc Kim Lâu để động thổ và xây nhà.

cúng xây nhà

Tổng kết

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ xoay quanh lễ cúng động thổ làm nhà. Hy vọng qua những chia sẻ này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nghi lễ này. Đồng thời, có thể tự chuẩn bị mâm lễ cúng động thổ xây nhà đầy đủ. Tiến hành cúng lễ đúng cách để được các vị thần linh che chở, phù hộ cho mọi sự an nhiên, tốt lành.

Thái Phát là công ty tư vấn giám sát và thi công công trình xây dựng hàng đầu tại Hà Nội. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và nhiệt huyết, Thái Phát đã tạo dựng được uy tín và danh tiếng trong lĩnh vực xây dựng. Chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng sự hài lòng tuyệt đối với các dịch vụ của mình. Thái Phát hy vọng sẽ trở thành đối tác đáng tin cậy của quý khách trong các dự án xây dựng sắp tới. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí nhé.

THÁI PHÁT – TRAO TRỌN TÂM HUYẾT CHO NGÔI NHÀ CỦA BẠN
CÔNG TY CP ĐTPT&XD THÁI PHÁT
Địa chỉ: 139 Đốc Ngữ, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0898.254.392
Email: xaydungthaiphat@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *