139 Đốc Ngữ, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội
0898254392
xaydungthaiphat@gmail.com

Hướng dẫn Trát Tường Trong Nhà Đúng Kỹ Thuật

Hướng dẫn Trát Tường Trong Nhà Đúng Kỹ Thuật

trát tường trong nhà

Trát tường trong nhà là một quá trình quan trọng trong xây dựng và bảo trì ngôi nhà của bạn. Nó không chỉ giúp tạo ra một bề mặt mịn màng và đẹp mắt mà còn bảo vệ tường khỏi các yếu tố môi trường bên ngoài. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách trát tường trong nhà đúng kỹ thuật. Bao gồm định nghĩa trát tường, quy trình thực hiện và những lưu ý quan trọng khi trát tường.

I. Định nghĩa Trát Tường

Trát tường là quá trình áp dụng lớp vật liệu trát lên bề mặt tường. Để tạo ra một bề mặt mịn màng và thẩm mỹ. Mục tiêu chính của việc trát tường là:

Bảo vệ tường: Lớp trát giúp bảo vệ bề mặt tường khỏi các yếu tố môi trường.

Làm đẹp: Trát tường tạo ra bề mặt mịn màng, làm tôn lên vẻ thẩm mỹ của ngôi nhà.

Chống ẩm và nấm mốc: Một lớp trát cẩn thận cũng có khả năng kiểm soát độ ẩm và ngăn ngừa sự phát triển của nấm mốc trong nhà.

hình 1

II. Quy Trình Trát Tường Trong Đúng Kỹ Thuật

Để đảm bảo quá trình thi công trát tường chuẩn, đẹp, phẳng, mịn, đúng kỹ thuật, các bạn tham khảo các bước trát tường sau:

  • Bước 1: Sau khi phun nước tường thì chuẩn bị vữa. Vữa trát tường trộn theo tỉ lệ 1:3.
  • Bước 2: Ta chỉ việc lấy một lượng vữa vừa đủ lên bàn xoa và đắp, trát lên tường. Lúc này, tay trái cầm bàn xoa và ốp vữa lên tường theo chiều đi lên, tay trái cầm bay và miết theo đường vữa đi để tránh vữa bị rơi vãi và lớp vữa bám chắc vào tường hơn.

Ở những đoạn tường cao bạn cần lấy bay xúc vữa, miết và trát lên tường. Cứ thực hiện bước này cho đến khi hết mặt tường.

  • Bước 3: Dùng bay trát 1 lớp vữa khô. Lớp vữa khô này rất mỏng.
  • Bước 4: Đánh mốc tường 2 bên và trên dưới
  • Bước 5: Dựa vào mốc, nếu chỗ nào lõm thì bù vữa vào, còn nếu chỗ nào thừa thì dùng thước gạt vữa sao cho bề mặt tường phẳng đều nhau. Đồng thời trét thêm vữa cho những chỗ lõm.
  • Bước 6: Dùng thước cán tiếp lượt thứ hai sao cho bề mặt phẳng và đều nhau
  • Bước 7: Dùng bay xoa để làm mịn mặt phẳng
  • Bước 8: Dùng mút hoặc xốp xoa qua tường để đảm bảo lớp trát được phẳng, nhẵn hơn.
Xem thêm:   Tư vấn thiết kế và thi công nhà phố 2023

trát tường trong nhà 1

III. Cách trát tường không bị nứt và những lưu ý khi trát tường

1.Chuẩn bị trát

  • Thực hiện công đoạn trát khi tường đủ cứng. Thông thường sau khi xây khoảng 10 15 ngày, sau khi đã có sự kiểm tra về độ thẳng của bức tường ta mới có thể tiến hành bước trát.
  • Đừng quên tưới ẩm tường cũng như đảm bảo tường sạch tạp chất, nhũ tương, rác, dầu để đảm bảo tăng độ liên kết, bám dính của lớp trát.
  • Đối với vị trí mà bê tông, ta sẽ phải tạo nhám trước khi trát.
  • Đối với các vị trí tiếp giáp giữa tường xây bằng bê tông, ta sẽ đóng một cái lưới mắt cáo để tránh tình trạng nứt dọc tường cột. Vị trí lưới mắt cáo nằm ở giữa cột và tường sao cho mỗi mỗi bên lưới chiếm khoảng 15 phân.
  • Mốc trát: Đắp mốc trát trước khi trát tường để đảm bảo lớp trát được định hình phẳng không bị méo. Khoảng cách các mốc trát là 2 – 2,5m.

2.Thi công trát 

  • Khi trát tường, với thợ không chuyên sẽ có rất nhiều điểm trát dày, trát mỏng khác nhau
  • Nếu trát tường 2 lớp, khi xong lớp 1 ta có thể dùng lưới sắt tạo nhám cho bề mặt trước khi vào lớp 2. Điều này giúp lớp 2 được bám chắc vào tường hơn. Lưu ý không để lớp 1 khô lâu quá vì sẽ gây tách lớp. Thường khi xong lớp 1, tạo nhám xong để 3 – 4 tiếng là có thể thi công lớp 2.
  • Cách kiểm tra chất lượng vữa. Chúng ta cho vỡ lòng bàn tay người ta bóp thử, nếu mà vữa không nát, cũng không bị chảy vữa thì vữa đạt chất lượng
  • Trát tường trong thì sử dụng mác vữa 50 cũng được. Nếu điều kiện kinh tế có ta có thể sử dụng mác vữa 75.
  • Đối với các vị trí vệ sinh, vị trí ngoài trời tiếp giáp với nước ta nên trát với mác vữa cao hơn.
Xem thêm:   Báo giá sơn chống thấm ngoài trời

hoàn thiện tường trát

IV. Các vấn đề thường gặp khi trát tường 

  • Trên tường xuất hiện những vết nứt chân chim, nứt co ngót

Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là do vật liệu co ngót. Cách khắc phục là đánh lại. Tại vị trí vết nứt, ta rạch vết nứt để cho tường co ngót thoải mái rồi phủ lại vữa.

  • Hiện tượng bị Ộp tường trát:

Tường bị ộp có rất nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân đầu tiên là trong quá trình trát vách bê tông ta tạo nhám. Thứ hai, nguyên nhân sâu xa có thể là do vệ sinh hồ dầu vào nhũ thương chưa sạch.

  • Bề mặt hằn vết dụng cụ vật liệu xây trát

Cách khắc phục là đánh lại mặt bằng một tấm mút hoặc mạn một lớp vữa lỏng mỏng trên bề mặt để đảm bảo chất lượng.
Lưu ý: lớp mạn này cần được sàng cát mịn tỷ lệ khoảng 1:1 để đảm bảo tường phẳng.

Tổng kết

Trát tường trong nhà là một quá trình quan trọng và cần thiết để bảo vệ và làm đẹp ngôi nhà của bạn. Bằng cách tuân thủ đúng kỹ thuật và lưu ý quan trọng, bạn có thể tạo ra một không gian sống ấn tượng và bền bỉ.

Thái Phát là công ty tư vấn giám sát và thi công công trình xây dựng hàng đầu tại Hà Nội. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và nhiệt huyết, Thái Phát đã tạo dựng được uy tín và danh tiếng trong lĩnh vực xây dựng. Chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng sự hài lòng tuyệt đối với các dịch vụ của mình. Thái Phát hy vọng sẽ trở thành đối tác đáng tin cậy của quý khách trong các dự án xây dựng sắp tới. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí nhé.

Xem thêm:   Móng bè là gì? Quy trình thi công móng bè

THÁI PHÁT – TRAO TRỌN TÂM HUYẾT CHO NGÔI NHÀ CỦA BẠN
CÔNG TY CP ĐTPT&XD THÁI PHÁT
Địa chỉ: 139 Đốc Ngữ, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0898.254.392
Email: xaydungthaiphat@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *