Phần hoàn thiện nhà bao gồm những hạng mục gì?

Phần hoàn thiện nhà bao gồm những hạng mục gì? Quy trình thi như thế nào? Có những điều gì cần lưu ý? Cùng Thái Phát tìm hiểu trong nội dung bài viết hôm nay nhé!
Đây là công việc sau cùng trong quá trình xây dựng nhà trước khi đưa vào sử dụng. Công đoạn hoàn thiện giúp tạo không gian sống hoàn hảo, mang đậm tính thẩm mỹ cùng công năng sử dụng đầy đủ
Hoàn thiện nhà là gì?
Hoàn thiện nhà là là giai đoạn tạo nên thẩm mỹ cho ngôi nhà. Nhờ đó tạo nên phong cách riêng cho công trình của gia đình. Sau khi hoàn thiện xây dựng phần thô sẽ tiến hành hoàn thiện.
Quá trình hoàn thiện không tốn quá nhiều thời gian, công sức cũng như chi phí. Tuy nhiên quý vị gia chủ cũng cần dành thời gian để tìm hiểu thông tin và đưa ra quyết định phù hợp nhất trong công đoạn cuối này.
Phần hoàn thiện nhà gồm những hạng mục gì?
Phần hoàn thiện nhà bao gồm các hạng mục: thi công hệ thống điện nước, thi công trần thạch cao, tường, nhôm kính, sàn, đồ nội thất và một số các hạng mục khác như tiểu cảnh, sân vườn, tam cấp,…
- Thi công lắp đặt điện, nước trong nhà và ngoài nhà. Bao gồm các công việc: Lắp đặt, điều chỉnh đường ống cấp thoát nước và các thiết bị sử dụng nước; Bố trí đường điện, đèn, công tắc, ổ cắm, …
- Thi công sắt. Bao gồm các hạng mục như: Lan can cầu thang, ban công, …
- Thi công trần thạch cao trang trí. Bao gồm các thể loại: Làm trần nổi, chìm phẳng, giật cấp; Vách ngăn; Trần khung xương, trần treo; Dán phào và các hoạ tiết trang trí thạch cao, …
- Thi công sơn hoặc giấy gián trang trí tường trong và ngoài nhà.
- Thi công đồ gỗ nội thất. Như cửa, tủ gỗ, tủ bếp…
- Thi công nhôm kính. Bao gồm vách ngăn bằng nhôm kính; Cửa cánh kính, cửa kính thuỷ lực; kính hộp, kính chịu lực, …
- Thi công đá Granite: Trong các bậc cầu thang, bậc tam cấp, lát nền, ốp tường, hoa văn, cột …
- Thi công sân vườn, tiểu cảnh và các hạng mục thi công hoàn thiện khác.
Quy trình thi công hoàn thiện nhà cơ bản
Các bước hoàn thiện nhà theo trình tự như sau:
1. Trát tường, láng sàn
Bước 1: Với những bề mặt tường mới xây, quý vị nên dành đủ thời gian khô hoàn toàn. Nếu tường quá khô, có thể làm ẩm tường với nước sạch.
Bước 2: Loại bỏ tạp chất và làm phẳng bề mặt tường tương đối. Nhờ đó tăng cao độ bám dính của các lớp bột bả.
Bước 3: Dùng giấy nhám thô ráp lại bề mặt. Sau đó vệ sinh bụi bẩn bằng khăn sạch thấm nước hoặc máy nén khí.
Bước 4: Trát bả tường. Yêu cầu: Phải láng mịn, không được có vết nứt nhỏ. Có nghi ngờ cần sử dụng những dụng cụ đo chuyên dụng giúp kiểm tra chính xác
Bước 5: Láng sàn. Cần láng ngay sau khi nền láng chưa khô hẳn. Nếu nền láng bằng bê tông mà khô quá thì phải băm mặt bê tông, chải, rửa sạch sau đó rồi mới láng. Yêu cầu: Mặt láng phải bằng phẳng
2. Ốp lát gạch
Yêu cầu:
- Mặt ốp lát gạch phẳng và có độ dốc đạt yêu cầu.
- Mạch lát phải không có gờ hay nổi cộm, thật khít, đầy vữa nhưng không bị ố bề mặt.
3. Sơn bả tường
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sơn tường. Nếu xét về tính dung môi thì có thể chia làm 2 loại. Lần lượt là: sơn gốc nước và sơn gốc dầu.
- Sơn gốc nước: Được sử dụng rất rộng rãi. Có ưu điểm là: Thân thiện với môi trường; An toàn cho sức khỏe; Màng sơn cho phép lượng hơi ẩm thoát ra từ bên trong tường mà không gây phồng rộp.
- Sơn gốc dầu:Chủ yếu dùng cho bề mặt kim loại và gỗ. Ưu điểm khi sơn trong nhà dễ vệ sinh, chùi rửa; bề mặt mịn. Ưu điểm khi sơn ngoài trời là chống thấm, chống bám tốt và bền màu.
Yêu cầu khi sơn bả tường:
- Bề mặt sơn, bả tường đồng đều màu sắc. Không được có các vết loang lổ, vết ố.
- Mặt lớp sơn bóng, không có bọt khí, không có vón cục hay vết nứt.
4. Công tác lắp đặt, điện nước và hệ thống kỹ thuật
- Lắp đặt các hệ thống như bồn vệ sinh, bồn nước, hệ thống điện, hệ thống chiếu sáng,… cần thực hiện theo đúng bản vẽ kỹ thuật và đảm bảo các yêu cầu khi lắp đặt.
- Hệ thống cáp điện yêu cầu cần có cầu dao an toàn, các đường dây điện trong ống bảo vệ tránh bị ẩm, chập điện,…
- Hệ thống ống nước phải có độ dốc thoải đảm bảo tiêu chuẩn
- Hệ thống chống sét đảm bảo nối với đất đúng quy cách,…
Quý vị nên chọn lựa các sản phẩm uy tín, tiết kiệm chi phí và phù hợp với nhu cần sử dụng của gia đình. Chú trọng độ an toàn và bền vững của các hệ thống này.
5. Lắp đặt nội thất
Lắp đặt nội thất sẽ chia ra là: Nội thất dính liền tường (ví dụ như hệ thống vệ sinh, nhà tắm, cửa, hệ thống điện, ống nước,…) và nội thất hoàn thiện.
- Hệ thống cửa
Hoàn thiện cửa ra vào, cửa sổ cho từng phòng. Đối với phòng khách thì nên chọn cửa sổ lớn để đón ánh sáng tự nhiên. Điều này không những giúp không khí thông thoáng mà còn rất tốt về mặt phong thuỷ nhà ở. Khi lựa chọn cất liệu cửa sắt, gỗ, nhôm, kính thì nên lưu ý đến tính nhất quán trong phong cách kiến trúc tổng quát của ngôi nhà.
- Lắp đặt và hoàn thiện thiết bị phòng tắm, phòng vệ sinh, tay vịn cầu thang.
- Các nội thất khác như: tivi, tủ lạnh, bàn ghế,… lắp đặt theo thiết kế nội thất.
6. Bàn giao
Sau khi hoàn thiện hết các hạng mục, đơn vị thi công sẽ tiến hành dọn dẹp và lau chùi sạch sẽ, dọn rác thải vật liệu. Sau đó trả lại mặt bằng cho gia chủ để tiến hành dọn vào ở luôn.
Bảng chi phí hoàn thiện nhà tham khảo
Dưới đây là bảng giá tham khảo cho phần hoàn thiện nhà, hy vọng sẽ giúp quý vị có được góc nhín tổng quan và có cơ sở để so sánh.
Một số sai lầm thường gặp khi thi công hoàn thiện nhà
Trong phần thi công hoàn thiện nhà sẽ có rất nhiều điều cần lưu ý mà quý vị gia chủ cần tìm hiểu và quan tâm. Tuy nhiên trong phạm vi bài chia sẻ tại Blog của Thái Phát, chúng tôi sẽ chỉ đưa ra một vài sai lầm thường gặp phải trong quá trình xây dựng hoàn thiện nhà ở.
Chọn vật liệu theo số đông
Có nhiều gia chủ thường đánh giá cao và lựa chọn vật liệu xây dựng là những nhãn hãng nổi tiếng, được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, trên thị trường thực tế có rất nhiều hãng với với giá thành phải chăng và chất lượng tốt. Chỉ cần quý vị dành thời gian tìm hiểu và lựa chọn kỹ lưỡng. Như vậy sẽ đảm bảo vừa thể hiện được phong cách, chất lượng của công trình mà giá thành lại vừa phải với túi tiền.
Chọn vật liệu mà không nhìn vào đặc tính vật lý của thiết bị
Sai lầm tiếp theo mà quý vị thường hay mắc phải. Đó là chỉ quan tâm đến sở thích và màu sắc mà không chú ý tới các tính năng khác biệt của chúng. Quý vị nên tham khảo các đơn vị tư vấn thiết kế để có được những thông tin chính xác và cụ thể nhất. Bởi lẽ họ là những người thường cập nhật những thông tin mới nhất về vật liệu và các hãng khác nhau.
Ôm đồm, không có chọn lọc
Sau cùng, nhiều gia đình gặp phải tình trạng thiết bị, vật liệu nào cũng muốn mua, muốn sở hữu cho nhà của mình. Bởi vì chưa thực sự hiểu biết về thị trường vật liệu phong phú. Lời khuyên ở trong trường hợp này là quý vị nên lựa chọn vật liệu thật tối giản và tính ứng dụng cao. Tránh tình trạng lộn xộn các không gian trong nhà và không có tính thống nhất.
Hy vọng với bài chia sẻ trên đây quý vị đã nắm rõ phần hoàn thiện nhà gồm những gì. Hẹn gặp lại quý vị tại những bài chia sẻ sau của chúng tôi. Cảm ơn quý vị đã dành thời gian đọc bài.