Quy trình tư vấn giám sát xây dựng chuẩn nhất

Quy trình tư vấn giám sát xây dựng công trình có vai trò cốt lõi trong việc đảm bảo tính minh bạch và toàn diện của một công trình xây dựng cả về mục tiêu, chất lượng và hiệu quả sử dụng của công trình sau này. Một dự án xây dựng muốn đạt chuẩn thì cần phải có sự giám sát kỹ lưỡng theo quy trình này.
Vậy quy trình tư vấn giám sát xây dựng gồm những công đoạn nào, cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Mục đích của quy trình
Quy trình tư vấn giám sát xây dựng này quy định về phạm vi, trách nhiệm của mỗi cá nhân có liên quan tới công việc tư vấn giám sát xây dựng người công trường để các công việc được thực hiện đúng thủ tục, được kiểm soát đảm bảo hoàn thành đúng quy trình thi công. Đồng thời, nghiệm thu công trình liên tục từ khi khởi công công trình cho đến khi bàn giao và đưa vào sử dụng.
Phạm vi áp dụng của quy trình
- Ban lãnh đạo dự án
- Phòng/bộ phận kiểm định
- Phòng/bộ phận hành chính tổng hợp
Những tài liệu tham chiếu, căn cứ pháp lý
- ISO 9001-2008
- Sổ tay chất lượng thi công
- Những thông tư, nghị định, văn bản và Luật Xây Dựng của Nhà nước và của ngành
- Những văn bản hướng dẫn chỉ đạo của sở Xây Dựng và UBND tỉnh/ thành phố.
Nội dung của quy trình tư vấn giám sát xây dựng
Một quy trình tư vấn giám sát xây dựng đạt chuẩn thì sẽ đảm bảo cho công trình xây dựng sau khi hoàn thành có chất lượng tốt, độ an toàn đạt chuẩn. Quy trình giám sát thi công giúp cho quá trình thi công công trình đạt đúng tiến độ và đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật đề ra.
>>> Xem thêm: Vai trò và trách nhiệm của người tư vấn giám sát xây dựng?
1. Kiểm tra các điều kiện để khởi công công trình
- Đây là bước khởi đầu và cũng là bước quan trọng nhất trong quá trình giám sát. Người tư vấn giám sát xây dựng cần phải biết đánh giá hồ sơ thi công công trình. Họ phải thẩm tra dự toán theo quy định về kỹ thuật thì mới có cái nhìn tổng quan và tổng thể nhất về công trình được.
- Người tư vấn giám sát xây dựng phải kiểm tra kỹ các điều kiện khởi công công trình như: Giấy phép xây dựng công trình đã được xác nhận chưa, mặt bằng xây dựng như thế nào, bản vẽ thiết kế của công trình đã được đơn vị chủ đầu tư xác nhận chưa, dòng vốn có được bố trí đủ theo tiến độ xây dựng không. Đặc biệt là vấn đề về an toàn lao động có phù hợp với yêu cầu không.
- Nắm được những điều này nếu bước đầu có sai sót thì còn có khả năng chỉnh sửa và đề xuất những biện pháp giải quyết kịp thời. Từ đó, đảm bảo tiến độ xây dựng công trình, tránh những phát sinh không đáng có.
2. Kiểm tra các yêu cầu đối với một công trình xây dựng
Người giám sát viên cũng cần phải nắm vững những yêu cầu về hồ sơ, pháp lý. Tránh được phát sinh các vấn đề nhỉ về hành chính để đình chỉ hoặc thậm chí công trình bị ngưng thi công, gây nhiều thiệt hại không đáng cho chủ đầu tư.
3. Kiểm tra chất lượng của vật liệu xây dựng được sử dụng trong công trình xây dựng
Trước khi khởi công công trình xây dựng, người tư vấn giám sát xây dựng cần thực hiện kiểm ta nguyênn vật liệu đầu vào cho đúng với yêu cầu của công trình. Nếu vật liệu không đạt tiêu chuẩn thì cần điều chỉnh kịp thời. Khi phát hiện bất kỳ khuyết điểm hoặc nghi ngờ thì cần phải đối mới hoàn toàn. Điều này đảm bảo cho chất lượng công trình và an toàn lao động tuyệt đối.
4. Xây dựng và chuẩn bị để triển khai kế hoạch giám sát xây dựng
Giám sát viên sẽ phải lập một kế hoạch chi tiết để theo dõi đảm bảo chất lượng cho quy trình giám sát thi công. Điều này có thể căn cứ theo hồ sơ thiết kế công trình, các quy định về kỹ thuật và tiến độ thi công cần đảm bảo thực hiện.
5. Đánh giá những hồ sơ thiết kế trong quy trình giám sát xây dựng
Tiếp theo, người tư vấn giám sát xây dựng cần phải kiếm tra, đánh giá và rà soát lại tất cả những hồ sơ thiết kế thi công cũng như những quy định kỹ thuật trong mỗi hạng mục công trình nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng của công trình.
6. Giám sát quá trình xây dựng theo mỗi hạng mục công trình
Trong giai đoạn này, kỹ sư giám sát công trình phải theo dõi từng hạng mục xây dựng chi tiết cụ thể. Họ cần xem xét từng hạng mục thi công, số liệu thực tế trong hồ sơ cũng như đối chiếu với yêu cầu để kịp thời phát hiện lỗi và xử lý.
7. Đảm bảo việc thi công đúng tiến độ dự kiến từng hạng mục
Liên tục đốc thúc và khuyến khách công nhân để bám sát thời gian đề ra ban đầu. Ngoài ra cũng cần nghiên cứu và phát hiện ra những giảm pháp rút ngắn tiến độ hoàn thành. Tuy nhiên, những giải pháp này không làm tăng nhiều chi phí và phải bám sát hồ sơ.
>>> Có thể bạn quan tâm: Tại sao phải cần thuê tư vấn giám sát xây dựng cho công trình?
8. Quản lý giá thành trong công trình
Giám sát viênn theo sát và nắm bắt chắc chắn giá thành vật liệu để tính toán kinh phí. Phát hiện và báo cáo kịp thời mức chênh giá giữa thời điểm lên dự toán và thời điểm thi công công trình. Báo cáo này giúp cho nhà thầu có thể xử ký được bài toán chi phí .
9. Lập báo cáo định kỳ
Cần phải thường xuyên lập báo cáo định kỳ theo tuần, theo tháng, theo quý. Tránh những sai sót hạn chế trong quá trình thi công. Cũng như tiến độ xây dựng công trình hiện tại. Bản báo cáo định kỳ này giúp đề xuất những giải pháp, biện pháp xử lý kịp thời những điều cần điều chỉnh và thông báo tình hình xây dựng công trình đến chủ đầu tư.
10. Thẩm định mỗi hạng mục và tổng thể toàn công trình xây dựng
Cuối cùng, người tư vấn giám sát xây dựng phải nghiệm thu công trình. Thông qua quy trình chất lượng các hạng mục thi công và tổng thể dự án xây dựng. Phải có đảm bảo hoàn toàn không sai sót trước khi hoàn công.
Trên đây là Quy trình tư vấn giám sát xây dựng chuẩn nhất, rất hy vọng bài chia sẻ hữu ích cho quý độc giả. Hãy theo dõi Thái Phát để cập nhật nhiều thông tin hơn nhé.
One Response
[…] >>> Xem thêm: Quy trình tư vấn giám sát xây dựng chuẩn nhất […]