139 Đốc Ngữ, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội
0898254392
xaydungthaiphat@gmail.com

Tại sao phải cần thuê tư vấn giám sát xây dựng cho công trình?

Tại sao phải cần thuê tư vấn giám sát xây dựng cho công trình?

tai-sao-phai-can-thue-tu-van-giam-sat-xay-dung-cho-cong-trinh-1

Bạn có biết những công trình như thế nào thì thuộc diện cần phải bắt buộc có đơn vị tư vấn giám sát xây dựng hay những công trình nào chỉ đơn vị chủ đầu tư được phép tự giám sát không?

Căn cứ pháp lý cần thuê tư vấn giám sát xây dựng như sau:

  • Theo khoản 1, điều 120 trong bộ Luật Xây Dựng 50/2012/QH13 Những công trình xây dựng đều phải được giám sát về an toàn lao động, chất lượng, khối lượng, tiến độ thực hiện và công tác bảo vệ môi trường trong suốt quá trình thi công. Trong đó, nhà nước rất khuyến khích giám sát xây dựng nhà ở riêng lẻ.
  • Theo điểm A, khoản 1, điều 121 trong Luật Xây Dựng 50/2014/QH13 cũng có nêu: Chủ đầu tư cũng có quyền tự giám sát xây dựng trong quá trình thi công công trình khi đơn vị đó có đủ điều kiện về năng lực và có thể tự chịu trách nhiệu về hạng mục giám sát mình quản lý.

Tại sao cần có tư vấn giám sát xây dựng? Kính mời bạn đọc cùng Thái Phát tìm hiểu ngay dưới đây.

Tại sao cần có tư vấn giám sát xây dựng công trình?

Căn cứ điều 29 Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng, bảo trì công trình xây dựng có nội dung giám sát xây dựng như sau:

  1. Thông báo về nhiệm vụ và quyền hạn của những cá nhân trong toàn hệ thống quản lý giám sát chất lượng của đơn vị chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn giám sát xây dựng cho các nhà thầu có liên quan khác biết để phối hợp thực hiện;
  2. Kiểm tra tất cả các điều kiện để khởi công công trình xây dựng theo quy định trong điều 107 bộ Luật Xây Dựng;
  3. Kiểm tra về sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công công trình với hồ sơ dự thầu ban đầu và hợp đồng xây dựng bao gồm: Thiết bị thi công công trình, hệ thống quản lý chất lượng, nguồn nhân lực và phòng thí nghiệm ngành xây dựng của nhà thầu thi công công trình xây dựng;
  4. Kiểm tra biện pháp thi công thực tế của nhà thầu so với những thiết kế biện pháp thi công công trình đã được phê duyệt từ trước;
    tai-sao-phai-can-thue-tu-van-giam-sat-xay-dung-cho-cong-trinh-1
  5. Xem xét và đồng ý chấp thuận các nội dung mà nhà thầu trình lên (theo quy định trong khoản 3 điều 25 nghị định 46/2015/NĐ-CP) và tư vấn giám sát xây dựng được yêu cầu nhà thầu thi công sửa lại những nội dung này trong quá trong thi công công trình để phù hợp hơn với thực tế và điều khoản của hợp đồng xây dựng. trong trường hợp cần thiết thì chủ đầu tư công trình thỏa thuận ngay trong hợp đồng với nhà thầu về những việc giao nhà thầu tư vấn giám sát xây dựng lập và yêu cầu thực hiện cho nhà thầu chính đối với những nội dung trên;
  6. Kiểm tra và chấp nhận cấu kiện, vật liệu xây dưng, thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng (thường được gọi là Nghiệm thu vật liệu đầu vào);
  7. Kiểm tra và đôn đốc nhà thầu công trình xây dựng và những nhà thầu khác triển khai công việc tại công trường theo đúng yêu cầu tiến độ thi công của dự án;
  8. Giám sát quá trình thực hiện quy định về môi trường đối với những công trình xây dựng đúng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; giám sát các phương pháp đảm bảo sự an toàn cho công trình lân cận và công tác quan chắc công trình.
  9. Giám sát đảm bảo sự an toàn lao động theo quy định và quy chuẩn trong hợp đồng lao động và quy định của pháp luật nước ta về an toàn lao động;
  10. Đề nghị cho chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh thiết kế ban đầu khi phát hiện ra những sai sót và bất hợp lý về thiết kế;
  11. Yêu cầu và cho tạm dừng thi đông đối với nhà thầu phụ trách thi công nếu thấy chất lượng thi công công trình xây dựng không đảm bảo về yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thi công không đảm bảo sự an toàn. Chủ trì và phối hợp với các bên liên quan giải quyết các vướng mắc phát sinh trong suốt quá trình thi công công trình, xử lý và khắc phục sự cố theo quy định;
  12. Kiểm tra các tài liẹu phục vụ việc nghiệm thu, kiểm tra và các nhận bản vẽ hoàn công;
  13. Có trách nhiệm tổ chức thí nghiệm để đối chứng và kiểm định chất lượng công trình, các hạng mục công trình theo quy định trong điều 29 nghị định 46/2015/NĐ-CP;
  14. Tiến hành nghiệm thu những công việc xây dựng để thực hiện chuyển bước thi công, nghiệm thu từng giai đoạn thi công hoặc bộ phận xây dựng của công trình, nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục công trình và toàn bộ công trình theo quy định; Kiểm tra và xác nhận những khối lượng thi công xây dựng đã hoàn thành;
  15. Tổ chức tiến hành lập hồ sơ hoàn thành cho công trình xây dựng;
  16. Tiến hành các nội dung khác trong quy định của hợp đồng xây dựng
Xem thêm:   Rèm cửa trang trí: Nét đẹp và Sự Thấu Hiểu trong Thiết Kế Nội Thất

tai-sao-phai-can-thue-tu-van-giam-sat-xay-dung-cho-cong-trinh-2

Tạm Kết

Như vậy, với mỗi quy mô của công trình xây dựng thì chủ đầu tư có thể tự giám sát thi công xây dựng mà không cần phải tìm nhà thầu tư vấn giám sát xây dựng nếu đơn vị có đủ năng lực theo như quy định tại nghị định 59/2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Ngược lại, khi Chủ đầu tư không có đủ năng lực để thực hiện công việc giám sát thi công xây dựng công trình thì phải thuê đơn vị tư vấn giám sát xây dựng có năng lực để thực hiện.

Nếu chủ đầu tư không có năng lực nhưng vẫn tiến hành tự giám sát thi công xây dựng. Trong trường hợp này sẽ bị Cơ quan quản lý xây dựng địa phương xử phạt. Quy định tại Nghị định 121/2013/NĐ-CP về Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng.

Đặc biệt, với các Chủ đầu tư không chuyên nghiệp (tức là chỉ làm dự án 1 lần như xây dựng văn phòng, nhà máy,…) thì nên thuê đơn vị tư vấn giám sát xây dựng thay vì phải tự xây dựng một bộ máy giám sát mới và phải xây dựng quy trình làm việc từ đầu.

2 Responses

  1. […] >>> Có thể bạn quan tâm: Tại sao phải cần thuê tư vấn giám sát xây dựng cho công trình? […]

  2. […] >>> Có thể bạn quan tâm: Tại sao phải cần thuê tư vấn giám sát xây dựng cho công trình? […]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *