Trần Thạch Cao – Tổng Quan Và Những Điều Cần Biết

Sử dụng trần thạch cao là xu thế thiết kế ngôi nhà hiện đại. Có tác dụng mang đến không gian thoáng đãng, mát mẻ và tạo điếm nhấn cho ngôi nhà. Dưới đây là toàn bộ những điểu cần biết về loại vật liệu này. Thái Phát kính mời quý vị cùng tham khảo:
Trần thạch cao là gì?
Trần thạch cao là trần nhà được làm từ thạch cao. Các tấm thạch cao được bố trí và gắn cố định vào hệ khung liên kết với các kết cấu chính ở tầng trên (như dầm, sàn,…). Là một lớp trần thứ hai, nằm dưới trần nhà nguyên bản.
Với nhà ở ở nước ta, hình thức trần thạch cao được sử dụng hết sức phổ biến. Nguyên do bởi yếu tố kinh tế và thi công đơn giản. Những tấm thạch cao thường được treo trên hệ khung trần bằng nhôm mạ kẽm.
Kết cấu
Kết cấu của trần thạch cao bao gồm các lớp vật liệu:
- Khung xương thạch cao: có công dụng chính là làm khung trụ. Là chỗ bám để treo các mảnh thạch cao. Tăng tính chịu lực, gia cố, tăng tuổi thọ của công trình.
- Các tấm thạch cao: Có tác dụng tạo mặt phẳng cho trần. Các tấm thạch cao này được liên kết trực tiếp với hệ khung bằng các vít chuyên dụng.
- Sơn bả và các vật tư phụ liên quan: Sơn bả giúp tạo độ nhẵn mịn và đều màu cho bề mặt trần. Cùng với các vật tư phụ liên quan tạo vẻ đẹp hoàn thiện cho trần
Kết cấu khung nổi
Kết cấu khung chìm
Đặc tính
– Thạch cao có đặc tính hữu cơ là mềm dẻo. Do đó dù sử dụng trong thời gian dài cũng không bị nứt.
– Có độ cứng tương đối và dễ trang trí
– Bề mặt phẳng, mịn, đẹp mắt
Thạch cao khi kết hợp với các vật liệu:
Trần thạch cao được ứng dụng phổ biến và rộng rãi trong các công trình xây dựng. Được kết hợp với nhiều loại vật liệu khác nhau. Từ đó tạo ra các cấu kiện có tính năng đa dạng. Cụ thể:
Chịu ẩm:
Là sự kết hợp giữa khung xương thạch cao và tấm thạch cao chịu ẩm. Loại trần này được sử dụng phổ biến cho các công trình trong môi trường ẩm. Có thể kể đến như: phòng vệ sinh, nhà tập thể cũ hoặc các công trình gần nguồn ẩm.
Chịu nước:
Là sự kết hợp giữa tấm chịu nước với hệ khung xương trần chìm, trần thả. Trần thạch cao chịu nước thường được sử dụng cho các công trình gần với nguồn ẩm cao như nhà cũ dột, khu vệ sinh, …
Chống nóng, cách nhiệt:
Là sự kết hợp của các tấm thạch cao với xốp hoặc bông thủy tinh. Nhờ vậy tạo ra kết cấu trần thạch cao chống nóng. Loại trần này được thiết kế sử dụng cho các khu vực chịu nhiệt cao. Tác dụng chủ yếu là ngăn nhiệt độ truyền giữa các không gian như trần mái tôn cho nhà xưởng hoặc nhà ở
Chống cháy:
Là sự kết hợp của các tấm thạch cao chống cháy và khung xương, bông thủy tinh. Loại trần này được ứng dụng cho các công trình yêu cầu chống cháy lan. Tuỳ theo các yêu cầu của công trình mà các kiến trúc sư sẽ kết hợp các loại vật liệu tương ứng. Thời gian chịu lửa được tính theo đơn vị: 60, 90, 120 phút,…
Tiêu âm:
Được cấu thành từ các tấm thạch cao tiêu âm, bông thủy tinh, mút xốp, vải nỉ, cao su non, … Cùng với đó là sự trang trí linh hoạt, phù hợp với yêu cầu của chủ công trình. Loại trần này được ứng dụng chủ yếu cho hội trường, rạp chiếu phim, rạp hát, studio, các loại phòng: karaoke, phòng làm việc, phòng họp, phòng ngủ…
Phong cách cổ điển, tân cổ điển:
Là sự kết hợp của trần thạch cao với phào chỉ hoa văn. Phụ thuộc vào các motip thiết kế mà phân chia thành tân cổ điển hay cổ điển.
Phân biệt trần chìm và trần nổi
Mỗi thể loại đều có những mẫu trần thạch cao đẹp. Phụ thuộc vào phong cách thiết kế và yêu cầu của mỗi công trình mà gia chủ đưa ra quyết định sử dụng trần nổi hay chìm.
Trần thạch cao thả (trần nổi)
Trần nổi hay trần thả. Là thiết kế một phần thanh xương lộ ra bên ngoài. Loại trần nhà này được thi công bằng phương pháp thả các tấm thạch cao từ trên xuống (nên được gọi là trần thả). Ứng dụng rộng rãi trong các công trình phòng học, văn phòng,…
Trần thạch cao chìm
Trần chìm là loại trần có khung được giấu ẩn bên trong các tấm thạch cao. Khung xương có vai trò treo các tấm thạch cao. Khung thường được làm từ nhôm kẽm chữ U, gắn với nhau bằng cách bắt vít.
Với các thết kế trần thạch cao chìm, toàn bộ khung xương được ẩn giấu sau lớp thạch cao. Lớp thạch cao nhìn tưởng chừng như khít lên trần nhà nhưng thực tế lại được bắt vít treo lên khung xương có sẵn.
Loại trần này có độ thẩm mỹ cao phục vụ những thiết kế hiện đại tùy theo phong cách gia chủ
Ưu nhược điểm của trần thạch cao nổi và chìm
Trần nổi | Trần chìm | |
Ưu điểm |
|
|
Nhược điểm |
=> thường được sử dụng ở các hành lang, hội trường… để tiện cho việc thay thế, sửa chữa. |
|
Trên đây là những chia sẻ tổng quan và chi tiết về trần thạch cao. Thái Phát hy vọng bài chia sẻ sẽ giúp quý vị có thêm những kiến thức, tham khảo trước khi ra quyết định xây dựng, cải tạo ngôi nhà của mình. Cảm ơn quý vị đã dành thời gian đọc bài viết.